Thủ Tục Nhập Khẩu Thiết Bị Mật Mã Dân Sự
2024-05-31 07:09:34
Thiết bị mật mã dân sự là các tài liệu, thiết bị, phần mềm và sản phẩm được thiết kê chuyên dụng nhằm bảo mật hoặc xác thực thông tin ngoài phạm vi bi mật nhà nước. Khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật về giấy phép kinh doanh và giấy phép nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn, TGIMEX sẽ giải đáp cụ thể mã HS, mức thuế suất hiện hành và quy trình nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự đến quý bạn đọc qua bài viết dưới đây.
1. Quy định pháp luật về nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự
Tham khảo Nghị định sổ 86/2015/QH13 và Nghị định 58/2016/NĐ-CP thì khi nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự, doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép kinh doanh và giấy phép nhập khẩu sản phẩm này.
Danh mục thiết bị mạt mã dân sự bao gồm:
- Thiết bị mật mã trong hệ thống PKI
- Sản phầm bảo maatk bô tuyến
- Sản phẩm bảo mật giữ lưu giữ(tham khảo thêm phụ lục II Nghị định 58.2016.NĐ-CP)
2. Mã HS và thuế suất thiết bị mật mã dân sự
Thiết bị mật mã dân sự là những thiết bị có mã HS thuộc nhóm 84.43; 84.71; 8473; 8517 và 8523. Ứng với từng sản phẩm cụ thể sẽ có một mức thuế khác nhau, doanh nghiệp có thể trả cứu tại Biểu thuế XNK 2023.
3. Quy trình nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự
3.1 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh mặt hàng mật mã dân sự
Hồ sơ cần cuẩn bị bao gồm:
- Đơm xin giấy phép kinh doanh thiết bị mật mã theo quy định.
- Giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp hoặc pháp nhân tương đương.
- Bản sao văn bằng đại học và chứng chỉ liên quan bảo mật, an toàn thông tin.
- Bản mô tả sản phẩm và phương án bảo mật an toàn thông tin.
- Phương án kinh doanh và bảo hành sản phẩm.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp nộp đến Ban cơ yếu chính phủ để thụ lý. Giấy phép kinh doanh sẽ co hiệu lực 10 năm.
3.2 Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu
- Giấy phép kinh doanh sản phẩm (bản sao)
- Chứng nhận hợp quy
Thời hạn của giấy phép nhập khẩu là trong vòng 2 năm nếu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp còn hiệu lực.
Các hồ sợ sau khi được nộp trực tiếp hoặc thông qua bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến đến Ban cơ yếu chính phủ (quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 58/2016/ NĐ-CP)
Giấy phép nhập khẩu sản phẩm được ban hành theo mẫu 04/05 và nghị định số 58/2015/NĐ-CP.
3.3 Thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự
- Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ gồm các giấy tờ sau:
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
- Vận đơn lô hàng (Bill of lading)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Giấy phép kinh doanh sản phẩm MMDS
- Giấy phép nhập khẩu sản phẩm MMDS
- Khai và truyền tờ khai hải quan
Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
- Lấy lệnh giao hàng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.
- Vận đơn bản sao.
- Vận đơn bản gốc có dấu.
- Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.
- Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.
- Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
- Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.
- Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:
- Thuế nhập khẩu.
- VAT.
- Chuyển hàng hoá về kho bảo quản