THỦ TỤC NHẬP KHẨU NẤM KHÔ
2024-01-19 08:37:20
1. Mã HS CODE Nấm
Nấm có HS Code thuộc Chương 07: Rau và một số loại củ và rễ ăn được.
- Đối với nấm các loại đã bảo quản tạm thời, nhưng không phù hợp dùng ngay được xem mã HS code: 0711
- Đối với nấm khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm xem mã HS code: 0712
Ví dụ:
Nấm kim châm, nấm ngọc châm: 07095990
Nấm mèo: 07095100
Nấm đông cô: 07095400
Thuế VAT của nấm là 0%
Thuế nhập khẩu ưu đãi là 30%
Nếu có C/O form E thì thuế nhập khẩu là 0%.
2. Bộ chứng từ nhập khẩu nấm vào Việt Nam
- Invoice: Hóa đơn thương mại
- Packing List (PL): Danh sách hàng hóa
- Bill of Lading (BL): Phiếu vận đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Phytosanitary Certificate: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Lưu ý:
Đối với nấm tươi: thuộc quản lý chuyên ngành của bộ nông nghiệp, nên phải kiểm dịch kết hợp kiểm tra an toàn thực phẩm
Đối với nấm khô: Bản tự công bố sản phẩm
3. Quy trình nhập khẩu Nấm vào Việt Nam
Nhập khẩu nấm vào Việt Nam đòi hỏi tuân thủ nhiều quy định và thủ tục. Dưới đây là quy trình cụ thể giúp đơn vị hoặc cá nhân thực hiện mọi bước một cách hiệu quả:
Bước 1: Kiểm Tra Điều Kiện Nhập Khẩu
Xác định loại nấm muốn nhập khẩu và kiểm tra xem nấm đó có được phép nhập khẩu vào Việt Nam không.
Bước 2: Đăng Ký Kiểm Dịch và Kiểm Tra Vệ Sinh Thực Phẩm
Liên hệ với cơ quan kiểm dịch để đăng ký và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm khi hàng cập cảng.
Bước 3: Chuẩn Bị Tờ Khai Hải Quan Nhập Khẩu
Xử lý các thủ tục liên quan đến hải quan bao gồm chuẩn bị tờ khai hải quan nhập khẩu.
Bước 4: Lấy Mẫu Kiểm Dịch
Tại cảng, lấy mẫu kiểm dịch theo quy định để đảm bảo chất lượng và an toàn của nấm.
Bước 5: Bổ Sung Chứng Từ và Thông Quan Hàng Hóa
Bổ sung các chứng từ liên quan như hóa đơn thương mại, danh sách hàng hóa, phiếu vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Thực hiện thông quan hàng hóa tại cửa khẩu nhập cảnh.