THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỰC KHÔ
2024-01-30 08:56:58
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỰC KHÔ
1. Căn cứ nhập khẩu mực khô
Căn cứ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT, sản phẩm mực khô là loại sản phẩm đã qua chế biến được phép nhập khẩu vào Việt Nam (trừ trường hợp cá được chế biến từ loài thủy sản thuộc danh sách bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam)
Theo đó, thủ tục nhập khẩu mực khô vào Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được như thủ tục của pháp luật.
2. Kiểm dịch thực phẩm nhập khẩu
Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 36/2018/TT-BNNPNT ngày 25/12/2018) thì mực khô thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch động vật khi nhập khẩu. Do đó, chủ hàng phải tiến hành thủ tục đăng ký kiểm dịch thực phẩm trước khi nhập khẩu mực khô.
2.1. Tự công bố sản phẩm mực khô
Công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP tại Ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm nếu cơ sở của bạn ở tỉnh thành.
– Hồ sơ công bố sản phẩm khô mực
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm khô mực
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhãn sản phẩm khô mực (nếu có)/Thông tin chi tiết về sản phẩm
– Thời gian đăng ký công bố chất lượng sản phẩm từ 03 đến 05 ngày làm việc.
2.2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch khi nhập khẩu mực khô
04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
- Bản tự công bố sản phẩm;
- 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
- Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
- Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.
2.3. Nội dung kiểm dịch khi nhập khẩu mực khô
- Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm dịch theo nội dung quy định tại Điều 47 Luật thú y;
- Đối với động vật thủy sản thương phẩm: chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh nếu phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan.
3. Thủ tục hải quan nhập khẩu mực khô
Sau khi thực hiện kiểm dịch sản phẩm, chủ hàng tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan hàng hoá và đưa hàng về kho của mình. Hồ sơ để thông quan hàng hoá bao gồm:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu
- Tờ khai trị giá.