Thủ tục nhập khẩu lạp xưởng
2024-01-19 08:46:33
Lạp xưởng là một loại thực phẩm chế biến từ thịt bằng phương pháp dồi kết hợp với các loại muối, gia vị, phụ gia. Lạp xưởng được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Mỹ, Đức, Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhưng về quy trình làm thủ tục lạp xưởng thì giống nhau.
Chính sách nhập khẩu lạp xưởng
Chính sách nhập khẩu lạp xưởng nói riêng, nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:
- Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
- Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014;
- Thông tư 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 14/02/2017;
- Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
- Thông tư 11/2021/TT-BNN&PTNT ngày 20/09/2021.
Theo các văn bản quy phạm pháp luật trên đây thì lạp xưởng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu cần phải chú ý các điểm sau:
- Lạp xưởng đã đóng gói thành phẩm thì phải làm tự công bố vệ sinh ATTP;
- Lạp xưởng nhập khẩu phải làm kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng.
Mã HS lạp xưởng
- Mã HS cho lạp xưởng đóng bao bì kín khí để bán lẻ: 1601 00 10 với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 8%.
- Mã HS cho các loại lạp xưởng khác: 1601 00 90 với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 8%.
- Mã HS cho vỏ lạp xưởng hoặc vỏ giăm bông: 3917 32 10 với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lạp xưởng nói riêng và quy trình làm thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm nói chung. Được hướng dẫn khá chi tiết trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Sau đây là một số bước làm thủ tục nhập khẩu lạp xưởng:
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đủ chứng từ nhập khẩu như Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và thông báo hàng đến đã xác định được mã hs lạp xưởng. Thì có thể nhập thông tin khai báo trên hệ thống hải quan bằng máy tính.
- Bước 2: Đăng ký kiểm dịch
Kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng là bước không thể thiếu trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu lạp xưởng. Quy trình các bước Quý vị có thể theo dõi ở phía trên.
Muốn mở tờ khai hải quan cần phải có xác nhận của phía Chi Cục Thú y trên phiếu đăng ký kiểm dịch.
- Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có mã tờ khai rồi lấy tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai. Tuỳ theo luồng xanh, vàng hay đỏ để thực hiện các bước mở tờ khai.
Lúc này có thể liên hệ với cơ quan kiểm dịch động vật đến lấy mẫu và kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
- Bước 4: Thông quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu theo tờ khai hải quan rồi mang hàng đến kho bảo quản.
Lưu ý: Phải tiến hành kiểm dịch động vật xong mới có chứng thư kiểm dịch thực vật. Thì hàng hoá mới được cho phép thông quan nhập khẩu.
- Bước 5: Mang hàng về kho bảo quản
Sau khi tờ khai được thông quan sẽ có tiến hành những bước tiếp theo là mang hàng về kho bảo quản và sử dụng.
Quy trình làm công bố ATTP
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ công bố ATTP cho mặt hàng lạp xưởng được quy định tại điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Bộ hồ sơ đăng ký công bố ATTP lạp xưởng sẽ bao gồm:
- Bản công bố sản phẩm.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp phải tự đăng ký và test mẫu với cơ quan, trung tâm có thẩm quyền của Bộ Y tế.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Catalog của sản phẩm nếu có.
Lưu ý: Tất cả chúng từ trên phải bằng tiếng Việt, nếu bản tiếng anh thì phải có dịch thuật công chứng.
- Bước 2: Công bố ATTP
Công bố ATTP với mặt hàng lạp xưởng được thực hiện trên trang một cửa quốc gia hoặc nộp bộ hồ sơ giấy đến bộ y tế. Thời gian có kết quả thực hiện công bố ATTP là 7 ngày làm việc.
- Bước 3: Chờ phản hồi và bổ sung hồ sơ
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ, nếu có gì sai sót hoặc không chính xác. Sẽ tiến hành bổ sung theo yêu cầu cho tới khi hồ sơ xong mới dừng lại.
- Bước 4: Nhận kết quả
Trên đây là 4 bước cơ bản để làm thủ tục công bố ATTP đối với mặt hàng lạp xưởng. Tiến hành làm thủ tục công bố ATTP đối với lạp xưởng phải tiến hành trước khi nhập khẩu hàng. Vì thời gian làm công bố ATTP khá lâu, có thể mất 30 ngày.
Quy trình làm kiểm dịch động vật
Lạp xưởng là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cần phải kiểm dịch theo quy định và kiểm dịch động vật phải thực hiện trước khi thông quan hàng hoá. Ây kiểm dịch động vật là một phần không thể thiếu trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu lạp xưởng. Kiểm dịch động vật thuộc thẩm quyền của Cục Thú y cũng được thực hiện tại đơn vị này. Sau đây là một số bước làm kiểm dịch động vật với lạp xưởng.
- Bước 1: Đăng kí yêu cầu kiểm dịch
Đăng ký kiểm dịch động vật hiện tại có hai hình thức phổ biến là đăng ký bằng email hoặc đăng ký trên hệ thống một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/. Sau khi nhận được giấy xác nhận đồng ý kiểm dịch hàng, doanh nghiệp có thể đăng ký hồ sơ giấy tại Chi Cục thú y địa phương.
Phía Chi Cục sẽ xác nhận vào phiếu đăng ký và các thông tin của cán bộ lấy mẫu khi tiến hành lấy mẫu tại cửa khẩu.
- Bước 2: Lấy mẫu và test mẫu
Khi có thông tin cán bộ lấy mẫu đến lúc này có thể liên hệ để thống nhất cách thức và thời gian lấy mẫu. Muốn lấy mẫu được hàng từ nhập khẩu cần phải có giấy xác nhận từ phía hải quan.
- Bước 3: Lấy chứng từ để thông quan
Sau khi test mẫu có kết quả đạt theo quy định thì phía kiểm dịch sẽ cấp chứng thư đạt chất lượng kiểm dịch. Lúc này có thể mang chứng thư đạt chất lượng đi làm thủ tục thông quan và mang hàng đến kho bảo quản. Thời gian kiểm dịch kéo dài khoảng 3 - 5 ngày làm việc sẽ có chứng thư kiểm dịch và kiểm tra chất lượng.
Quy trình thủ tục hải quan
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lạp xưởng nói riêng, nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Sau đây là bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lạp xưởng:
- Tờ khai hải quan;
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Vận đơn (Bill of lading);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Hợp đồng thương mại (Sale contracts);
- Hồ sơ tự công bố vệ sinh ATTP;
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of orignal);
- Kiểm dịch động vật.