Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công





Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công





Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công





Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công



Thủ tục nhập khẩu đèn LED

2023-09-20 10:36:23

Quy trình nhập khẩu đèn LED

Bước 1: Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN)

Bước 2: Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc. (TCVN 11844:2017). Vậy khi bạn nhập khẩu đèn LED về thì chỉ cần xem loại đèn mình nhập khẩu có dính 1 trong 2 chỉ tiêu trên hay không? Nếu có thì kiểm theo từng loại mà mình liệt kê ra. Bây giờ hãy cùng chúng tôi đi vào chi tiết nhé!

 

Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy

  • Check đèn LED doanh nghiệp cần nhập khẩu có nằm trong QCVN 19:2019/BKHCN hay không. Tham khảo mã HS code: 85395000, 94051091, 94052090…
  • Đi kiểm tra chất lượng nhà nước để làm hợp quy. (Giấy chứng nhận hợp quy sẽ có giá trị trong 3 năm, sau 3 năm sẽ được xem xét cấp lại giấy chứng nhận mà không phải thử nghiệm lại nếu sản phẩm không thay đổi về kết cấu, linh kiện.)

Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu đèn led ốp trần từ Trung Quốc dùng để chiếu sáng văn phòng, cửa hàng có công suất 40W. Công ty hãy tư vấn thủ tục nhập khẩu cho chúng tôi.Trả lời: Dựa theo thông tin tên hàng và thông số của đèn mà khách hàng cung cấp thì mặt hàng đèn led ốp trần thuộc mã HS 94051099– Loại khác

Theo danh mục đèn led nhập khẩu phải đăng ký Kiểm tra nhà nước QCVN 19:2019/BKHCN thì mã HS 94051099 không phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành và nhập khẩu như hàng hóa thông thường. Hơn nữa mặt hàng này có công suất 40W nhưng không phải là dạng bóng LED tròn nên không phải đo hiệu suất và dán nhãn năng lượng.

Lưu ý: Nếu mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu là đèn cũng để chiếu sáng trong trong các cửa hàng nhưng có cấu tạo là đèn rọi thì sẽ phải áp mã HS- 94051091. Mã HS này nằm trong danh mục phải kiểm tra nhà nước nên doanh nghiệp phải đăng ký KTCL theo quy trình bên dưới.

 

Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc

Dựa theo TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng thì đèn LED phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau mới phải dán nhãn năng lượng:

Thứ 1 là CÔNG SUẤT: phải từ 60W trở xuống. Như vậy các trường hợp đèn LED công suất trên 60W thì không phải dán nhãn năng lượng

Thứ 2 là ĐIỆN ÁP danh định: không quá 250 V. Như vậy các đèn LED công nghiệp dùng điện 380V không phải dán nhãn năng lượng.

Thứ 3 là loại LED: phải nằm 1 trong 2 loại đèn sau: Phải là đèn có baslast lắp liền có đầu đèn E27 hoặc B22 tức là LED Bulb hay còn gọi đèn LED tròn. Phải là đèn Led được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13 hay còn gọi là LED tuýp Như vậy các loại đèn LED dây, LED âm trần, LED chiếu sáng đường phố, LED Panel, LED rọi ray, không phải dán nhãn năng lượng

Thứ 4 là MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG: phải cho mục đích chiếu sáng thông dụng trong nhà ở, văn phòng. Như vậy nếu đèn LED của bạn có đủ 3 yếu tố trên nhưng không phải dùng cho chiếu sáng thông dụng thì cũng không phải dán nhãn năng lượng

 

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn LED

Bước 1: Xác định mã HS của đèn

Tùy từng loại đèn sẽ có mã HS khác nhau, dựa theo tính chất và công dụng, thông số kỹ thuật của sản phẩm

–  Nhóm 85.39 bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (ví dụ, đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn 

– Nhóm 94.05 bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện, không ở dạng bóng đèn có đuôi như mô tả nêu trên tại nhóm 85.39.

– Thuế Nhập khẩu có CO từ 0- 15% tùy xuất xứ từng nước

– Thuế GTGT VAT: 10%

Nếu sản phẩm nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng và kiểm tra hiệu suất thì làm lần lượt theo từng bước sau:

Bước 2: Kiểm tra chất lượng, đo hiệu suất, dán nhãn năng lượng

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đo hiệu suất và làm hợp quy

  • Đơn đăng ký công bố dán nhãn năng lượng và bản công bố hợp chuẩn theo mẫu của bộ KH&CN.
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
  • Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu.
  • Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
  • Invoice
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Bản sao Tiêu chuẩn áp dụng và kết quả chứng nhận.
  • Catalogue, C/Q và các chứng từ quan trọng khác …. 

Đây là những giấy tờ quan trọng nhất và bắt buộc phải có. Nếu không, sản phẩm sẽ không được cấp phép dán nhãn năng lượng cũng như làm hợp quy trước khi bán ra thị trường.

Bước 3: Làm thủ tục Hải quan – Thủ tục nhập khẩu đèn LED

Thủ tục hải quan cho mặt hàng đèn LED tương đối phức tạp. Tuy nhiên với bất cứ loại đèn nào, doanh nghiệp cũng cần xuất trình những giấy tờ và chứng từ sau:       

  • Invoice & Packing List.
  • Sales contract
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan
  • C/O, CQ.
  • Đơn đăng ký công bố dán nhãn năng lượng và bản công bố hợp chuẩn, đăng ký KTCL.

Doanh nghiệp bố trí mang mẫu sẵn có đi làm thử nghiệm hiệu suất năng lượng , hoặc sau khi mang hàng về bảo quản. 

Bước 4: Trả kết quả KTCL và công bố hợp quy 

Bước 5: Dán tem hợp quy cùng những tem phụ khác khi hàng được lưu thông ra thị trường. 

 

-----------------------------------

http://tgimex.com/public/uploads/images/image-20230915173307-1.pngContact: +(24) 3224 7329

http://tgimex.com/public/uploads/images/image-20230915173307-2.pngEmail: info@tgimex.com


Liên Hệ Với Chúng Tôi

  • VPGD: Tầng 2, Tòa nhà Technosoft, Khu CNTTTT Cầu Giấy, 15/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam Phone: 0982 13 53 93  0963 856 664

    Văn phòng giao dịch :Số B7 ngõ 194 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, Việt Nam

Bản Đồ

  • https://www.google.com/maps/place/15%2F8+P.+Duy+T%C3%A2n,+D%E1%BB%8Bch+V%E1%BB%8Dng+H%E1%BA%ADu,+C%E1%BA%A7u+Gi%E1%BA%A5y,+H%C3%A0+N%E1%BB%99i+100000,+Vi%E1%BB%87t+Nam/@21.0308156,105.7853701,18.5z/data=!4m6!3m5!1s0x3135ab4c767599ef:0x2a2cbd6a8260ad94!8m2!3d21.0308495!4d105.7860913!16s%2Fg%2F11fpkjxdph?hl=vi-VN&entry=ttu