Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công





Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công





Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công





Tgimex Vietnam

Kết Nối Để Thành Công



Thủ Tục Nhập Khẩu Bột Trà Xanh (Bột Matcha)

2023-11-28 08:33:53

Bột trà xanh được biết đến là một nguyên liệu phổ biến trong làm đẹp cũng như chế biến đồ ăn, thức uống. Bột trà xanh (Green Tea Powder) là một loại trà xanh được xay từ những lá trà, trải qua các công đoạn chế biến, bột trà vẫn giữ được màu xanh vẹn nguyên cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bột trà xanh có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt béo của cơ thể, giúp duy trì cân nặng lành mạnh. Ngoài ra trong trà xanh còn chứa các chất chống oxy hóa, EGCG với đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn, hỗ trợ quá trình chống ung thư loại bỏ các gốc tự do và các chất độc không mong muốn ra ngoài cơ thể. 

Thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng bột trà xanh này chủ yếu đến từ Nhật Bản, Trung quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka…

 

 

1. Mã HS và thuế nhập khẩu bột trà xanh

1.1 Mã HS bột trà xanh

Bột trà xanh có mã HS tham khảo thuộc Nhóm 0902: Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu

09021090 - - Loại khác

 

1.2 Thuế nhập khẩu bột trà xanh

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): (10/*,5; Riêng: chè tươi, phơi khô thuộc nhóm 09.02: Không chịu thuế GTGT ở khâu NK. 5% ở khâu kinh doanh thương mại)
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 60%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 40%

 

2. Thủ tục nhập khẩu bột trà xanh 

2.1 Thủ tục tự công bố chất lượng khi nhập khẩu bột trà xanh

Căn cứ Nghị định15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản xuất và kinh doanh bột trà xanh cần phải đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi tiến hành nhập khẩu bột trà xanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục tự công bố và kiểm nghiệm sản phẩm bột trà xanh.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.

Quy trình tự công bố sản phẩm bột trà xanh nhập khẩu:

Bước 1: Tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục công bố thực phẩm phù hợp;

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Bước 3: Nộp và hoàn thiện thủ tục lệ phí tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam;

Bước 4: Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép. Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận;

 

2.2 Hồ sơ hải quan nhập khẩu bột trà xanh

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bột trà xanh gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  • Catalog (nếu có).

 

 

2.3 Quy trình nhập khẩu bột trà xanh vào Việt Nam

Bước 1: Tiến hành khai tờ khai hải quan
Sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ cũng như chứng từ hồ sơ nhập khẩu như đã nói ở trên và có được mã HS của sản phẩm thì có thể đưa thông tin đăng ký khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm điện tử.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai hải quan. Tùy theo các luồng xanh, vàng và đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi tiến hành kiểm tra xong hồ sơ và giấy tờ không có tồn tại vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai hải quan nhập khẩu bột trà xanh.

Bước 4: Tiến hành đưa hàng hóa về kho bảo quản
Sau khi tờ khai đã được thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho của mình.

 

2.4 Thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm bột trà xanh nhập khẩu

Căn cứ Thông tư số 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, mặt hàng bột trà xanh phải làm kiểm tra ATTP khi nhập khẩu.

Nơi đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm bột trà xanh nhập khẩu: Phòng Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra chuyên ngành của Viện.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm bột trà xanh nhập khẩu, gồm:

  • 04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
  • Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.

 

2.5 Dán nhãn khi nhập khẩu bột trà xanh

Khi nhập khẩu mặt hàng bột trà xanh, cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;

Ngoài ra, trường hợp hàng hoá là thực phẩm thì cần bổ sung nội dung sau trên nhãn:

  • Định lượng;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;

  • Thông tin cảnh báo;
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

 


Liên Hệ Với Chúng Tôi

  • VPGD: Tầng 2, Tòa nhà Technosoft, Khu CNTTTT Cầu Giấy, 15/8 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam Phone: 0982 13 53 93  0963 856 664

    Văn phòng giao dịch :Số B7 ngõ 194 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, Việt Nam

Bản Đồ

  • https://www.google.com/maps/place/15%2F8+P.+Duy+T%C3%A2n,+D%E1%BB%8Bch+V%E1%BB%8Dng+H%E1%BA%ADu,+C%E1%BA%A7u+Gi%E1%BA%A5y,+H%C3%A0+N%E1%BB%99i+100000,+Vi%E1%BB%87t+Nam/@21.0308156,105.7853701,18.5z/data=!4m6!3m5!1s0x3135ab4c767599ef:0x2a2cbd6a8260ad94!8m2!3d21.0308495!4d105.7860913!16s%2Fg%2F11fpkjxdph?hl=vi-VN&entry=ttu