THỦ TỤC NHẬP KHẨU BƠ
2024-01-19 08:31:10
Bước 1: Tra cứu danh sách nhà sản xuất
Trước khi nhập khẩu bơ, cá nhân hay doanh nghiệp cần truy cập vào website của cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (nafiqad) để tra cứu nhà sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài đó có được phép xuất khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trên cạn vào Việt Nam hay không.
Nếu tên nhà máy không có trong danh sách thì hiện tại không được phép nhập khẩu từ nhà máy này. Nhà máy đó phải làm việc với bộ nông nghiệp tại bản địa để được cấp code xuất khẩu vào Việt Nam.
Bước 2: Công bố chất lượng sản phẩm bơ với cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế
Hồ sơ tự công bố bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 1)
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng (Bản chính hoặc bản sao y công chứng)
- Mẫu sản phẩm
- Mẫu nhãn hoặc hình ảnh sản phẩm
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề phù hợp
Công bố sau khi được cấp sẽ có giá trị trong vòng 3 năm.
Bước 3: Xin giấy phép kiểm dịch với cục thú y
Hồ sơ để xin giấy phép kiểm dịch gồm có những chứng từ sau:
- Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu 19 dành cho động vật trên cạn và sản phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mẫu Health Certificate của nước xuất khẩu (không nhất thiết là khách hàng của mình).
- Photo trang có nhà máy sản xuất mặt hàng của mình dựa trên danh sách đăng trên website của Nafiqad.
Trong vòng 5 ngày kể từ lúc nhận được hồ sơ, cục thú y sẽ kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cục sẽ gửi hướng dẫn kiểm dịch qua email cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên dự trù số lượng sản phẩm dự kiến nhập khẩu trong vòng 3 tháng để xin giấy phép 1 lần. Số lượng sẽ được trừ lùi khi nhập khẩu chính thức.
Mặt hàng bơ, bơ khi nhập khẩu phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
Bước 4: Đăng ký kiểm dịch động vật
Bơ là sản phẩm cần phải kiểm dịch theo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT đối với sản phẩm động vật trên cạn.
Để đăng ký kiểm dịch đối với bơ cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch (mẫu 3) (3 bản in 2 mặt trên giấy A4)
- Giấy phép kiểm dịch (bản gốc)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list)
- Health Certificate (bản gốc)
- Hợp đồng mua bán ngoại thương (Đối với mặt hàng đường sea).
Bước 5: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ban hành ngày 09/04/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì mặt hàng bơ chịu sự quản lý của bộ Công Thương.
- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (3 bản)
- Hợp đồng ngoại thương (sales contract).
- Hoá đơn thương mại (commercial invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hoá chi tiết (packing list).
- Vận đơn (bill of lading)
- Bản công bố chất lượng sản phẩm (1 bộ đầy đủ cho mỗi sản phẩm)
- Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of analysis) (nếu có).
Sau khi đăng ký với cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì tiến hành mở tờ khai, lấy mẫu. Nếu kết quả kiểm tra đạt chất lượng nhập khẩu thì lấy chứng thư và nộp cho hải quan để thông quan tờ khai.
Vì việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mất thời gian nên các doanh nghiệp thường xin cơ quan Hải quan mang hàng về kho để bảo quản tránh các phát sinh chi phí lưu kho container…