C/O là gì? Thủ tục và bộ hồ sơ xin C/O
2018-10-17 02:53:46
C/O là một trong những chứng từ vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. C/O sẽ quyết định đến mức thuế của lô hàng, từ đó ảnh hưởng đến những quyết định trong mua – bán hàng hóa giữa hai bên, ảnh hưởng đến việc thông quan hải quan, hải quan sẽ soi khá kĩ C/O của bạn. Vậy bạn cần biết thủ tục và làm hồ sơ C/O như thế nào? Cần chuẩn bị chứng từ gì để làm C/O,…
1.C/O là gì?
C/O là là một loại chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu, nó thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi sản phẩm được xuất khẩu hoặc nơi xuất xứ của một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật liệu được sử dụng vào quy trình hoàn thành sản phẩm.
2.Tác dụng của C/O
Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia. Vì vậy có nhiều Form CO khác nhau, tùy thuộc vào mỗi quốc gia để có thể hỗ trợ về ưu đãi thuế quan cho từng mặt hàng.
Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi hơn.
Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.
3.Các loại C/O
Có hai loại C/O chính:
C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Các loại C/O ưu đãi gồm:
C/O form A : giữa Việt Nam và 29 nước EU được ghi tại mặt sau của bản gốc mẫu A
C/O form D: nội các nước Đông Nam Á
C/O form E: giữa Đông Nam Á và Trung Quốc
C/O mẫu AI: giữa Đông Nam Á và Ấn độ
C/O mẫu AJ: giữa Đông Nam Á và Nhật Bản
C/O mẫu AK: giữa Đông Nam Á và Hàn Quốc
C/O mẫu AANZ: giữa Đông Nam Á và Úc và New zealand
C/O mẫu S: giữa VN và Lào
C/O mẫu X: giữa VN và Cambodia
C/O mẫu VC: giữa VN và Chile
C/O mẫu VJ: giữa VN và Nhật bản
C.O không ưu đãi:
C/O mẫu B : cấp cho các nước trên thế giới (có GSP, không có GSP, có GSP nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa)
C/O mẫu ICO : chỉ cấp cho mặt hàng cà phê đi thế giới (đi kèm với mẫu A và mẫu B)
C/O mẫu T : SP dệt may đi EU
C/O mẫu VENEZUELA : chỉ cấp cho các mặt hàng vào Venezuela
4.Bộ hồ sơ xin C/O
Để xin C/O bạn có thể đến VCCI (phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) hoặc Bộ Công Thương và xuất trình bộ hồ sơ gồm những chứng từ sau:
- Đơn xin cấp C/O
- Form C/O
- Bảng giải trình tiêu chí xuất xứ
- Invoice, packing list, Bill of lading
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
- Các chứng từ nguyên liệu đầu vào
- Bảng giải trình quy trình sản xuất
- Giấy tờ khác (nếu có)
Trong các chứng từ trên thì chứng từ quan trọng nhất và cũng khó làm nhất là Bảng giải trình tiêu chí xuất xứ. Bạn cần chứng minh xuất xứ hàng hóa đó với những tiêu chí dưới đây:
Với mỗi loại hàng hóa hóa xuất nhập khẩu cần căn cứ vào Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa để xem với mã HS code của mặt hàng đó, thì phải chứng minh xuất xứ theo tiêu chí nào. Nếu bạn tra trong phụ lục thông tư 05/2018/TT-BCT thì bạn sẽ biết mặt hàng của bạn thuộc tiêu chí nào, nếu bạn không tìm thấy mặt hàng của bạn trong phụ lục này thì bạn chứng minh bằng Quy tắc chung (gồm LVC hoặc RVC và CTH).
Nguồn goo.gl/kKCmND
Tgimex Vietnam JSC
Số 8, ngõ 32 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Tel: + 02466836060/ 02432247329